Tọa đàm về Nhà văn, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Chu Cẩm Phong – cuộc đời và tác phẩm

Thứ ba - 01/05/2018 22:33
Nhân kỉ niệm 66 năm ngày thành lập QĐND VN (22/12), sáng 18 tháng 12 năm 2010, Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng phối hợp với Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tổ chức buổi Tọa đàm Nhà văn – Anh hùng Lực lượng Vũ trang Chu Cẩm Phong – Cuộc đời và tác phẩm.
Tọa đàm về Nhà văn, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Chu Cẩm Phong – cuộc đời và tác phẩm
v

Nhà văn – Anh hùng Lực lượng Vũ trang Chu Cẩm Phong

Đến dự buổi Tọa đàm có đại diện các Sở – Ban – Ngành của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là sự có mặt của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, những người hoạt động cách mạng cùng thời với Liệt sĩ Chu Cẩm Phong trên chiến trường Khu 5 xưa; Đại diện lãnh đạo Đại học Đà Nẵng có sự tham dự của TS. Lê Tấn Duy – Phó Giám đốc; Về phía Trường Đại học Sư phạm có TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh – Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng Nhà trường cùng đông đảo giảng viên và sinh viên khoa Ngữ Văn. TS. Bùi Công Minh – Chủ tịch Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Đà Nẵng, Nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội, Chủ tịch Hội nhà văn thành phố và TS.Ngô Minh Hiền – Đại diện Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư phạm đồng chủ trì buổi toạ đàm.

Nhà văn – Anh hùng Lực lượng Vũ trang Chu Cẩm Phong

Nhà văn Chu Cẩm Phong tên thật là Trần Tiến, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1941 tại Hội An, Quảng Nam. Năm 1954 anh theo cha tập kết ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam và sau đó là trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Những ngày học ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, anh là một sinh viên xuất sắc đồng thời là một người nhiệt huyết với hoạt động Hội và Đoàn Thanh niên. Anh được cử làm Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Thanh niên – Sinh viên Việt Nam và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam khi đang học đại học năm thứ ba, lúc bấy giờ anh mới tròn 22 tuổi. Năm 1964, anh tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, được Nhà trường chọn đi học tiếp ở nước ngoài nhưng anh đã xung phong vào miền Nam chiến đấu. Anh lại về quê hương đất Quảng, công tác ở Ban tuyên huấn khu V, làm phóng viên thông tấn rồi chuyển sang tiểu ban Văn nghệ khu V.

Vào ngày 01 tháng 5 năm 1971, từ dưới hầm bí mật ở thôn Vĩnh Cường, xã Xuyên Phú (nay là xã Duy Tân), huyện Duy Xuyên, anh đã bị địch tấn công từ bên trên, anh đã cùng đồng đội chiến đấu kiên cường và anh dũng hy sinh. Ra đi khi mới tròn 30 tuổi, nhưng Chu Cẩm Phong đã kịp để lại những tác phẩm đáng nhớ của những tháng ngày vừa cầm súng vừa cầm bút.Các tác phẩm của anh là sự đúc kết những trải nghiệm, hiện thực sống động và khắc nghiệt của chiến trường: Vườn cây ăn quả nhà mẹ Thám, Gió lộng từ Cửa Đại, Mặt Biển- Mặt trận, Rét tháng Giêng, Mẹ con chị Hiền. Đặc biệt, sau gần 30 năm kể từ ngày anh hy sinh, nhờ sự tận tâm của bạn bè, đồng đội, tập sách Nhật kí Chiến tranh (viết từ ngày 11/7/1967 đến 27/4/1971) dày hơn 900 trang, được NXB Văn học ấn hành năm 2000 đã tạo nên niềm cảm xúc sâu xa trong bạn đọc cả nước, nhất là thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh.

Vào tháng 3 năm 2010, nhà văn Chu Cẩm Phong được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Chu Cẩm Phong là nhà văn đầu tiên trong cả nước được phong tặng danh hiệu cao quý này.

Cuộc đời và Tác phẩm Chu Cẩm Phong đã được “dựng” lại rất thực và xúc động từ các nhân vật “sống”đi ra từ trang viết của tác giả như: Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An, anh Phan Đức Nhạn, anh Đinh Xuân Thảo, Nhà thơ Bùi Minh Quốc, Nhà thơ Hồ Duy Lệ, Nhà thơ Thanh Quế… Cuộc đời và tác phẩm người anh hùng ấy cũng đã được làm sáng rõ thêm bởi các tham luận tại buổi toạ đàm: Thử nhận diện Chu Cẩm Phong trong văn học hiện nay (Nhà thơ Phùng Tấn Đông); Một tác phẩm kì lạ của Thanh Thảo (Nhà thơ Nguyễn Kim Huy); Nhật kí Chu Cẩm Phong sau 35 năm vẫn tươi ròng sự thật của Hồ Trung Tú (TS. Ngô Minh Hiền);…

“Đây là buổi Tọa đàm được đánh giá là rất thành công bởi nó thu hút được sự chú ý của quý đại biểu đến giây phút cuối cùng, đạt tính hiệu quả thiết thực và giàu giá trị nhân văn, sâu sắc” – TS Bùi Công Minh khẳng định. Không chỉ có ý nghĩa đối với giới nghiên cứu, sáng tác, buổi toạ đàm về cuộc đời và tác phẩm Chu Cẩm Phong còn truyền ngọn lửa về phẩm chất sống cao đẹp của một con người tiêu biểu đến với toàn thể giáo viên và sinh viên Ngữ văn trường Đại học sư phạm thuộc Đại học Đà Nẵng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

VĂN PHÒNG KHOA NGỮ VĂN

SĐT VPK: 0236 3841323 (Line 128)

Email: khoavandanang@ued.udn.vn

Địa chỉ: Tầng 2, nhà B1, phòng 203

      Các Trưởng Bộ môn:

  • Trưởng Bộ môn Báo chí:
    Th.S, GVC Phạm Thị Hương     

    Điện thoại: 0905.560.668     
    Email: pthuong@ued.udn.vn

  • Trưởng Bộ môn LL&PPDH Ngữ văn: 
    TS. Hồ Trần Ngọc Oanh   
    Điện thoại: 0905289023         
    Email: htnoanh@ued.udn.vn

  • Trưởng Bộ môn Văn học Việt Nam: 
    TS. Bùi Bích Hạnh     
    Điện thoại: 0911748222     
    Email: bbhanh@ued.udn.vn

  • Trưởng Bộ môn Ngôn ngữ: 
    PGS.TS. Trần Văn Sáng       
    Điện thoại: 0914051576        
    Email: tvsang@ued.udn.vn

  • Trưởng Bộ môn LLVH, Văn hoá học, VH nước ngoài: 
    TS. Nguyễn Thanh Trường  
    Điện thoại: 0916.940.188
    Email: nttruong@ued.udn.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây