• <h3>Các thế hệ giảng viên Khoa Ngữ văn tại Lễ kỉ niệm 45 năm thành lập Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng</h3>
  • <h3>Seminar “Các xu hướng báo chí và tin tức trong môi trường số” do Giáo sư Nguyễn Đức An - Giáo sư toàn phần, đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu truyền thông, khoa học, sức khoẻ và dữ liệu, ĐH Bournemouth, Vương Quốc Anh chủ trì.</h3>

Hội thảo quốc gia về văn học Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa

Chủ nhật - 17/12/2017 05:40
Ngày 17/12, tại Trường Đại học Sư pham Đại học Đà Nẵng diễn ra Hội thảo quốc gia về văn học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. Tham gia Hội thảo gồm có hơn 100 đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lí, học viên cao học, nghiên cứu sinh đến từ các trường Đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu trong cả nước.
Chủ tọa phiên toàn thể sau lễ khai mạc Hội thảo gồm có: PGS.TS. Nguyễn Phong Nam, GS.TS. Huỳnh Như Phương, PGS.TS. Hồ Thế Hà, PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn và TS. Bùi Bích Hạnh.

Ban Tô chức cho biết, trước đó, Hội thảo đã nhận được 107 bài tham luận từ các tác giả thuộc các cơ sở giáo dục, nghiên cứu uy tín trên toàn quốc. Mỗi bài tham luận luận đến từ các nhà khoa học, kể cả những tác giả đang thực hành làm khoa học đều mang một cá tính riêng, một cách nghĩ riêng, thậm chí cả những lí lẽ hoài nghi riêng khi đặt văn học Việt Nam vào xu hướng toàn cầu hóa. Chính sự đa dạng đó tạo ra những khác biệt, thậm chí là trái chiều. Tuy nhiên, mỗi tham luận đều nỗ lực cân bằng ý tưởng, chủ kiến trong cái nhìn khách quan, điềm tĩnh.

Sau phiên toàn thể, Hội thảo chia thành 3 tiểu ban với 78 bài báo cáo khoa học và có tổng cộng 27 tham luận tiêu biểu được chọn báo cáo. Hội thảo tập trung vào những chủ đề nội dung: Đánh giá/dự báo tầm mức ảnh hưởng, tác động trước những vấn đề đặt ra về mặt nhận thức luận của xu hướng toàn cầu hóa đối với đời sống nội tại văn học Việt Nam thế kỉ XXI; vận dụng lí thuyết, phương pháp mới vào nghiên cứu các hiện tượng, các lĩnh vực của văn học Việt Nam từ văn học tiền hiện đại đến văn học hậu hiện đại; nhận thức, đánh giá các vấn đề về cái trung gian, môi giới, cận văn học của văn học Việt Nam trong lịch sử; cách nhìn về hiện tượng văn học mạng, văn học hải ngoại.

Hội thảo nhìn nhận, toàn cầu hóa là thành quả của văn minh nhân loại, là một xu thế khách quan diễn ra trên mọi phương diện, từ kinh tế xã hội cho đến khoa học nghệ thuật. Tuy nhiên, trong lĩnh vực văn học, bối cảnh toàn cầu hóa buộc con người phải nhận thức lại, tư duy lại những vấn đề tưởng chừng như bất định. Hiểu được điều đó, hội thảo đặt ra những vấn đề đòi hỏi người nghiên cứu, phê bình hay giảng dạy văn học cần phải làm gì để góp phần vào sự phát triển đúng hướng của sáng tác và nghiên cứu, phê bình văn học trong tương lai.

Thu Quyền – Mỹ Diễm

 

  Ý kiến bạn đọc

CỰU SINH VIÊN – HỌC VIÊN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây