Đến dự và phát biểu khai mạc có PGS.TS Trần Văn Sáng, Phó Trưởng khoa phụ trách.
Hội đồng đánh giá các đề tài nghiên cứu gồm 5 thành viên: TS. Trần Thị Yến Minh - Chủ tịch hội đồng; TS. Nguyễn Phương Khánh - Uỷ viên; TS. Nguyễn Thị Thanh Ngân - Uỷ viên. TS Lê Thị Thanh Tịnh - Uỷ viên; ThS. Phạm Thị Tú Trinh - Ủy viên thư kí. Sau hơn 6 tháng nghiên cứu, 12 đề tài thuộc các lĩnh vực Phương pháp dạy học, Báo chí và Truyền thông, Văn học, Văn hóa được các nhóm sinh viên báo cáo trước Hội đồng và giảng viên, sinh viên Khoa Ngữ văn - Truyền thông. Nhìn chung, đề tài đa dạng, đặt ra và mong muốn được góp phần giải quyết các vấn đề nhân văn và các vấn đề xã hội đương thời. Các nhóm sinh viên có nhiều nỗ lực, chuẩn bị kỹ lưỡng tài liệu và báo cáo; các nghiên cứu đảm bảo tính học thuật và tinh thần khoa học. Hội đồng đánh giá tốt các đề tài và xếp giải theo cơ cấu gồm một giải Nhất, hai giải Nhì, ba giải Ba và sáu giải Khuyến khích. Giải Nhất thuộc về đề tài “Truyền thông giúp giảm bạo lực giới cho phụ nữ” của nhóm sinh viên Ngô Bảo Yến, Nguyễn Trần Khánh Na, Nguyễn Trần Khánh Ny, Lê Nguyễn Thảo Vy, Trần Ngọc Giáng Hương thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Hoà. Đồng giải Nhì thuộc về các đề tài: - “Một số tác phẩm văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ cái nhìn phê bình hậu nhân” của nhóm sinh viên Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Nguyễn Đăng Gia Hy thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Ánh Nguyệt. - “Phát triển nền tảng Ngữ văn số Flipped Classroom: Tăng cường tự học và thảo luận tương tác trong hoạt động dạy học đọc hiểu” của nhóm sinh viên Phạm Văn Quân, Lương Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Yến Nhi, Trần Nguyễn Thuỷ Tiên thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hồ Trần Ngọc Oanh. Đồng giải ba thuộc về các đề tài:
- “Đặc điểm của thể loại hậu tận thế (post-apocalyptic fiction) qua Băng của Anna Kavan và Cuốn sách xanh ở Nebo của Manon Steffan Ros” của nhóm sinh viên Nguyễn Lê Khánh Dược, Lê Trần Diễm Hằng, Nguyễn Quang Thắng thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Thị Thu Hương. - “Digital Folklore: Nghiên cứu trường hợp truyền thuyết dân gian đương đại qua tác phẩm điện ảnh “Chuyện ma gần nhà” của nhóm sinh viên Trần Văn Khánh Dương, Vũ Minh Huyền, Trần Thành Tài, Bùi Thị Phương Thảo, Dương Vũ Như Quỳnh thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đàm Nghĩa Hiếu. - “Đặc điểm ngôn ngữ đánh giá trong diễn ngôn báo chí tiếng Việt về cơn bão Yagi ở Việt Nam” của nhóm sinh viên Trần Mai An Phúc, Võ Thị Hằng Nga thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Văn Sáng Các giải Khuyến khích thuộc về các đề tài: - “Truyền thông ứng phó thiên tai: xây dựng mô hình truyền thông đối phó bão lụt và nắng nóng ở TP. Đà Nẵng trong bối cảnh biến đổi khí hậu” của nhóm sinh viên Lê Trần Bảo Linh, Võ Thị Thùy Châu, Đào Xuân Diệu Huyền, Lưu Thị Hương, Dương Quỳnh Nga thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Hoà. - “Nghiên cứu hệ thống ký hiệu - biểu tượng của văn bản thơ trong sách giáo khoa Ngữ Văn bậc Trung học phổ thông” của nhóm sinh viên Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Vũ Anh Phi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trần Văn Sáng. - “Niềm tin tôn giáo trong đời sống Phật tử (khảo sát qua trường hợp Gia đình Phật tử tại Đà Nẵng)” của nhóm sinh viên Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hồ Gia Phụng thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Thị Mai Sa. - “Triết lý hiện sinh trong tác phẩm Aliss bên đám lửa của Jon Fosse” của nhóm sinh viên Bùi Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Dương Tố Quyên thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Thị Thu Hương. - “Tác động của mạng xã hội đến nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng về chuyển đổi số” của nhóm sinh viên Hồ Huy Thành, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Khánh Huyền thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Thị Thu Hà. - “Biến đổi văn hóa cộng đồng Hàn Quốc sinh sống tại thành phố Đà Nẵng” của sinh Nguyễn Ngọc Bảo Trân thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thu Trang.
Trong đó, nhiều đề tài của sinh viên Khoa Ngữ văn - Truyền thông có bài báo được đăng trên những tạp chí khoa học uy tín, cho thấy chất lượng NCKH sinh viên của Khoa cũng như Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN ngày càng phát triển; góp phần nâng cao uy tín và vị thế Nhà trường trong công tác đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Bên cạnh đó, Khoa trân trọng những đóng góp to lớn của các thầy cô là Giảng viên hướng dẫn và bày tỏ sự tin tưởng sâu sắc rằng, sự đồng lòng quyết tâm của các nhà khoa học, các giảng viên sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của Khoa Ngữ văn - Truyền thông và Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN.