NGÀNH BÁO CHÍ 1. Giới thiệu chung Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng là địa chỉ đào tạo đại học, sau đại học, bồi dưỡng giáo viên các cấp, là nơi nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Ngành Báo chí được giảng dạy tại Khoa Ngữ văn từ năm 2008, là ngành khoa học xã hội đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên, nhà sản xuất nội dung và quản lí báo chí truyền thông. Người học được cung cấp kiến thức lí luận và thực tiễn đểtìm kiếm, phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những kĩ năng truyền thông thông tin để chuyển tải nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, đa diện những sự kiện, vấn đề thời sự quan trọng của mỗi địa phương, đất nước và thế giới đến với công chúng.
Thông tin về Khoa đào tạo Khoa: Ngữ văn Website: http://nguvan.ued.udn.vn Email: khoavandanang@gmail.com Facebook: Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN Điện thoại tư vấn: 0898.201.699 Link nhóm zalo, messenger tư vấn (nếu có): https://www.facebook.com/khoavanUED/ Link youtube giới thiệu Khoa hoặc ngành học (nếu có): https://www.youtube.com/watch?v=D7hqMla9mMM&t=52s&ab_channel=KhoaNg%E1%BB%AFv%C4%83nUED
2. Thông tin tuyển sinh năm 2023 * Mã ngành tuyển sinh: 7320101 * Chỉ tiêu dự kiến: 119 * Các phương thức và tổ hợp xét tuyển: - Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Chỉ tiêu: 69 Tổ hợp: C00 Văn – Sử - Địa D15 Văn – Địa – Anh C14 Văn – GDCD – Toán D66 Văn – GDCD – Anh
Cách thức tính điểm: Điểm xét tuyển (ĐXT) = Tổng điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển + Điểm ưu tiên. Ngưỡng ĐBCL đầu vào được công bố sau khi có kết quả thi THPT. Tiêu chí phụ đối với các thí sinh có điểm bằng nhau: Ưu tiên môn Ngữ Văn Điểm sàn: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Điểm chuẩn năm 2022: Ngành Báo chí 24,15đ - Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ) Chỉ tiêu: 38 Tổ hợp: C00 Văn – Sử - Địa D15 Văn – Địa – Anh C14 Văn – GDCD – Toán D66 Văn – GDCD – Anh
Cách thức tính điểm: Điểm môn học dùng để xét tuyển là điểm trung bình môn lớp 10, lớp 11 và học kì I năm lớp 12; làm tròn đến 2 số lẻ. Điểm môn ngoại ngữ sử dụng trong xét tuyển là điểm ngoại ngữ chính (Ngoại ngữ 1). Điểm xét tuyển (ĐXT) = Tổng điểm các môn trong tổ hợp + Điểm ưu tiên Điểm sàn: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Điểm chuẩn năm 2022: 26,25đ
- Xét theo điểm thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Chỉ tiêu: 06
Điểm sàn: 600
Trường hợp tổng số thí sinh trúng tuyển của một ngành <15, các thí sinh sẽ được đăng kí chuyển sang ngành đào tạo khác cùng tổ hợp, cùng phương thức xét tuyển và có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển của ngành sẽ chuyển sang.
Xét theo thứ tự điểm bài thi đánh giá năng lực từ cao đến thấp cho đến đủ chỉ tiêu.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ được công bố khi có kết quả kìthi đánh giá năng lực của ĐHQG năm 2023.
- Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng Chỉ tiêu: Không quá 5% chỉ tiêu chung của ngành. Đối tượng xét tuyển: - Học sinh đạt giải tại kì thi học sinh giỏi các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngoại ngữ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Xét giải các năm 2021, 2022, 2023. - Nguyên tắc chung: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có thể đăng kí xét tuyển vào nhiều ngành khác nhau, theo thứ tự ưu tiên từ Nhóm 1 đến Nhóm 6. Xét theo thứ tự giải (hoặc Điểm xét tuyển) từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu và ưu tiên từ nguyện vọng 1 cho đến hết. Mỗi thí sinh trúng tuyển 1 nguyện vọng sẽ không được xét tuyển các nguyện vọng tiếp theo. - Học sinh học trường THPT chuyên. - Học sinh trường THPT chuyên các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ. - Tiêu chí phụ: Trường hợp có nhiều thí sinh đồng hạng vượt quá chỉ tiêu sẽ xét đến điểm trung bình năm học lớp 12.
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Chỉ tiêu: 6 - Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đoạt giải nhất, nhì, ba trong kìthi chọn học sinh giỏi quốc gia cácmôn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Tiếng Anh. Xét giải các năm 2021, 2022,2023.
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp - Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí, thông tấn; - Chuyên viên quản lí báo chí tại Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh thành phố; - Nhân viên truyền thông, marketing tại các tổ chức, đơn vị kinh tế, văn hóa, giải trí, du lịch, xã hội. - Nhà sáng tạo và quản lí nội dung.
4. Cơ hội học tập sau đại học tại trường Cử nhân Báo chí có thể tham gia học tập các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, Tiến sĩ Báo chí học, chuyên ngành Quan hệ công chúng, Quản trị truyền thông và các chuyên ngành gần phù hợp khác trong hệ thống các chuyên ngành được phép đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Cơ hội rèn luyện kĩ năng mềm và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội. Sinh viên được tạo điều kiện tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm trong nhà trường. Được học hỏi kĩ năng mềm như giao tiếp, tổ chức sự kiện, các hoạt động media cũng như các hoạt động học thuật giúp sinh viên có thể tự tin khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra ngành Báo chí có câu lạc bộ Báo chí. Đây là sân chơi cho sinh viên ngành Báo chí nói riêng và khoa Ngữ văn nói chung. Với sự tham gia cố vấn nhiệt tình từ các giảng viên, sinh viên sẽ được học nhiều điều bổ ích như: Viết tin bài, phóng sự,… thực hành với các thiết bị chuyên ngành phục vụ học tập cũng như công việc sau này. Hàng năm Liên chi đoàn Khoa Ngữ văn thường tổ chức 2 chuyến tình nguyện vào dịp Tết, dịp nghỉ hè. Sinh viên có điều kiện tham gia hoạt động công ích, phục vụ cộng đồng. Sinh viên còn được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, các sự kiện văn hóa nghệ thuật, học thuật do Khoa Ngữ văn tổ chức.
6. Chuẩn đầu ra của ngành học Người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Báo chí của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng có khả năng:
Vận dụng hiệu quả kiến thức cơ bản về khoa học, chính trị, pháp luật, khoa học xã hội và nhân văn trong quá trình nhận thức, nghiên cứu và thực hành lĩnh vực báo chí, truyền thông.
Vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào hoạt động nghiên cứu, đề xuất các sản phẩm báo chí, truyền thông.
Thực hiện được các tác phẩm báo chí hoàn chỉnh cho các loại hình báo chí.
Tổ chức, sản xuất sản phẩm báo chí.
Thực hiện được các sản phẩm truyền thông cơ bản.
Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo các thiết bị phương tiệntác nghiệp báo chí truyền thông hiện đại.
Thể hiện năng lực giao tiếp hiệu quả trong thực hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực báo chí, truyền thông,
Thể hiện năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm hiệu quả.
Rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề báo; tham gia phục vụ cộng đồng; hình thành ý tưởng khởi nghiệp.