• <h3>Các thế hệ giảng viên Khoa Ngữ văn tại Lễ kỉ niệm 45 năm thành lập Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng</h3>
  • <h3>Seminar “Các xu hướng báo chí và tin tức trong môi trường số” do Giáo sư Nguyễn Đức An - Giáo sư toàn phần, đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu truyền thông, khoa học, sức khoẻ và dữ liệu, ĐH Bournemouth, Vương Quốc Anh chủ trì.</h3>

Phong trào Thơ mới và Tự lực Văn đoàn đã góp phần đưa văn hóa Việt Nam nhịp bước cùng thế giới

Thứ sáu - 09/09/2022 09:31

Phong trào Thơ mới và Tự lực Văn đoàn đã góp phần đưa văn hóa Việt Nam nhịp bước cùng thế giới

Đó là nhận định của PGS.TS Đỗ Lai Thúy, Viện Nhân học Văn hóa trong Workshop “Đô thị với báo chí và văn chương” được Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày 9/9/2022 nhằm kỷ niệm 90 năm phong trào Thơ Mới và Tư Lực Văn Đoàn (1932-2022). Workshop do hai diễn giả PGS.TS Đỗ Lai Thuý (Viện Nhân học Văn hóa), TS. Đoàn Ánh Dương (Viện Văn học) và host TS. Nguyễn Phương Khánh (Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng) chủ trì.
z3709410838613 b4da2a64cfa3fc283cd686c3f78131d7

Diễn giả: TS. Đoàn Ánh Dương (bìa trái), PGS.TS Đỗ Lai Thuý (giữa) và TS Hồ Trần Ngọc Oanh (Trưởng khoa Ngữ văn)

z3709477150032 0cac08276e9b8c7692c9172fece145a0

Host TS. Nguyễn Phương Khánh (Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

Chỉ vỏn vẹn hơn 10 năm hình thành và phát triển nhưng phong trào Thơ Mới và Tự Lực Văn Đoàn đã có những đóng góp tích cực cho bước tiến của văn học, văn hóa Việt Nam trong giai đoạn 1932-1945. Trong quá trình phát triển ấy, các trường phái nghệ thuật cũng được tiếp diễn từ lãng mạn, nửa lãng mạn nửa tượng trưng, chỉ tượng trưng, siêu thực và sau này tư duy đứt đoạn mang dấu ấn của thơ hiện đại. Thậm chí có nhiều tác giả cùng một lúc đi qua nhiều trường phái nghệ thuật khác nhau và để lại những thành công nhất định trong mảng văn hóa, nghệ thuật nước nhà.

z3709410852027 e86ae9033af07def9ff7ce14f5160ced

Phong trào Thơ Mới – 13 năm cho một bước tiến dài
Phong trào Thơ Mới ra đời từ những năm 1932 và trở thành kết quả của hai nguyên nhân: văn hóa đô thị và con người cá nhân. Trong cùng sự phát triển của đô thị, báo chí tại Việt Nam cũng được phát triển và song hành với mục đích chuyển tải những tác phẩm, tư tưởng mang luồng gió mới về cách tân nghệ thuật và thay đổi suy nghĩ của con người trong giai đoạn ấy.
Theo PGS.TS Đỗ Lai Thúy, phong trào Thơ Mới ra đời trong bối cảnh chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, tầng lớp trí thức được thừa hưởng giáo dục Pháp và đội ngũ sáng tác mang đặc trưng riêng biệt – vừa là chủ thể, vừa là khách thể. Hệ thống giáo dục Pháp đã hình thành tầng lớp trí thức tây học bản địa. Họ là những người trẻ có trình độ tốt và được rèn luyện qua các phong trào yêu nước và sau này là những nhà cách tân nghệ thuật, đứng trong đội ngũ của phong trào Thơ Mới tại Việt Nam.

z3709410848890 535117f47df10b3a8ce7bd7d722411ef
 
z3709417403181 91b038601fd76c59db591da5fd8e7aff
 
z3709410842353 bc855d4c1e2a06309f377e1137d15154
 
z3709410855674 ec984cf8254964ed644c3db895285230
 
z3709410844573 1801b0added66203cb851a46e044da07
 
z3709410833248 22ae8b04f0b0a316ece659198b0cf3c8

Buổi Workshop "Đô thị với báo chí và văn chương" thu hút hơn đông đảo giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên tham gia.

Dòng chảy của văn hóa đã thôi thúc báo chí tại Việt Nam phát triển trong chính giai đoạn này, khi đội ngũ sáng tác của phong trào Thơ Mới cần một diễn đàn để công bố và chuyển tải các tác phẩm của mình đến gần hơn với độc giả. Chế độ của thực dân Pháp và xã hội hóa mạnh mẽ tại miền Nam đã tạo điều kiện cho báo chí phát triển, văn hóa trở thành một thứ hàng hóa và độc giả dần chuyển hình thức tiếp cận từ nghe đọc sang tự đọc. Có thể khẳng định Thơ Mới lúc bấy giờ là sản phẩm của tiếng nói đô thị, tiếng nói của con người cá nhân mang chủ nghĩa cá nhân, bước ra khỏi khuôn khổ, đối lập hoàn toàn so với giai đoạn trước.

“Chỉ trong 13 năm phát triển nhưng phong trào Thơ Mới tại Việt Nam đã đi qua đầy đủ các trường phái nghệ thuật trở thành đỉnh cao của văn học Việt Nam và phần nào giúp văn hóa, văn học Việt Nam nhịp bước cùng với dòng chảy của thế giới”, PGS. TS Đỗ Lai Thúy nhận định.

Tự Lực Văn Đoàn – Những vấn đề cần nhìn nhận
Nhóm Tự Lực Văn Đoàn được định kiến là nhóm nhà văn tư sản, mang tư tưởng ủy mị, lãng mạn, tháp ngà và xa rời thực tế, đứng ngoài cuộc đấu tranh của dân tộc. Nhưng từ năm 1989 trở đi, Tự Lực Văn Đoàn được các nhà nghiên cứu đánh giá và nhịn nhận lại đó không chỉ là một nhóm văn chương mà đó là một nhóm xã hội có ảnh hưởng rộng lớn lúc bấy giờ trong việc thể hiện đường lối đấu tranh về chủ nghĩa quốc gia, họ đau đáu trước tiền đồ của dân tộc và tình yêu với đất nước.
Xuất phát điểm với năm thành viên Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ. Sau đó kết nạp thêm hai thành viên mới là Thế Lữ, Xuân Diệu và một tờ báo mua lại – Phong Hóa để cùng tổ chức một ấn phẩm riêng mang nhiều nét đột phá cả văn chương và báo chí. Ngày 22/09/1932 số báo đầu tiên của tờ Phong Hóa do nhóm Tự Lực Văn Đoàn làm chủ bút được xuất bản. Trong đó, có bài viết “Thơ ta cần thay đổi”. Một năm sau đó, tờ Phong Hóa đã bắt đầu có ảnh hưởng trong đời sống báo chí, họ đã đăng lại bài Tình già của Phan Khôi – tác giả đi đầu trong phong trào Thơ Mới.
TS. Đoàn Ánh Dương chia sẻ, mặc dù không có tôn chỉ hoạt động một cách rõ ràng nhưng tờ báo Phong Hóa chủ yếu mang đến tiếng cười trào phúng, tiếng cười hiện đại, đả phá một số nhân vật tiếng tăm lúc bây giờ hay nhận định, đánh giá về Thơ Mới v.v. Ngoài ra, họ còn thể hiện nhiều tranh vẽ trong ấn phẩm của mình, thể hiện quan điểm mạnh mẽ và quyết liệt, đây là bước tư duy làm báo hiện đại so với thời kỳ trước. Hơn nữa, thành công của tờ Phong Hóa còn phải kể đến số lượng ấn phẩm được phát hành lên đến 7.000 ngàn bản cho một kỳ báo, được nhiều tầng lớp độc giả tin tưởng và đón nhận.
Sau đó, Tự Lực Văn Đoàn còn cho ra tờ Ngày Nay với nhiều ảnh chụp và tuyển phóng sự được đánh giá là tờ báo có chất lượng cao lúc bấy giờ nhưng sau đó cũng ngưng hoạt động do không đủ kinh phí để tiếp tục. Đặc biệt, tờ Ngày Nay được xem là diễn đàn chính trị đanh thép nhất ở Bắc Kỳ với các đề tài về quyền tự chủ, tự quyết của con người; tinh thần thượng tôn pháp luật – mục Trước vành móng ngựa; đấu tranh, cải tạo xã hội hoặc giáo dục công dân trong thời đại mới, v.v.
Tự Lực Văn Đoàn còn đánh động đến nhiều vấn đề mang tính thời sự như quyền con người, phát triển và bảo vệ văn hóa Việt Nam, nâng cao chất lượng đời sống con người, v.v. tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội. Quan điểm của họ là thay đổi vật chất sẽ dẫn đến thay đổi tinh thần, do đó, họ thành lập nên Hội Ánh Sáng (1936) nhằm tạo ra những thay đổi về đời sống của người dân. Trong đó phải kể đến thiết kế nhà mẫu ở làng quê Việt tránh xa những u tối, tù đọng hướng con người văn minh, tiến bộ, hợp thời, thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp hướng đến thủ công nghiệp...
Sinh viên Hà Thị Thanh Vân, 21SNV chia sẻ: “Thông qua buổi workshop tôi đã có thêm kiến thức về những vấn đề liên quan đến chất đô thị trong văn chương và báo chí, sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới ở phong trào cùng với tư tưởng thẩm mĩ của các nhà thơ. Từ những chia sẻ của hai diễn giả và các thầy cô, bản thân tôi cũng gợi mở những cách nhìn nhận về nhóm Tự Lực Văn Đoàn và các vấn đề văn hóa, văn học, báo chí. Đặc biệt là chủ đề thiết kế và sự quan tâm đến “áo dài”, vẻ đẹp phụ nữ Việt trong những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn…”

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây