• <h3>Các thế hệ giảng viên Khoa Ngữ văn tại Lễ kỉ niệm 45 năm thành lập Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng</h3>
  • <h3>Seminar “Các xu hướng báo chí và tin tức trong môi trường số” do Giáo sư Nguyễn Đức An - Giáo sư toàn phần, đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu truyền thông, khoa học, sức khoẻ và dữ liệu, ĐH Bournemouth, Vương Quốc Anh chủ trì.</h3>

TƯ VẤN TUYỂN SINH 2022: GẮN CÂU CHUYỆN THỜI SỰ GIỮA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ-VĂN HỌC

Thứ sáu - 01/07/2022 22:49

TƯ VẤN TUYỂN SINH 2022: GẮN CÂU CHUYỆN THỜI SỰ GIỮA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ-VĂN HỌC

Bước vào mùa tuyển sinh 2022-2023, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng luôn chủ động, tích cực trong việc đổi mới hình thức tư vấn tuyển sinh, nhằm mang lại thông tin một cách đầy đủ, chính xác và thu hút nhất. Để đáp ứng yêu cầu đó, bên cạnh tư vấn tuyển sinh, chương trình đã lồng ghép câu chuyện “Yếu tố văn hóa, văn học trong sáng tạo nội dung truyền thông” mang lại nhiều bài học hữu ích và thú vị.
291581786 5428529353860998 7532672938859489252 n
Ngoài những thông tin tuyển sinh liên tục được cập nhật trên livestream, thí sinh và quý phụ huynh còn được gặp gỡ, trao đổi trực tuyến với khách mời liên quan đến chủ đề của chương trình.
Buổi livestream có sự góp mặt của các khách mời có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực văn hóa, truyền thông tại Đà Nẵng: chị Kim Trần – Phó phòng Truyền thông Sun World Ba Na Hills; chị Phạm Thủy Tiên – FPT Software, MC chuyên nghiệp; anh Thái Trung Tín – Manager & Co-Founder của công ty Timothe Beach Bungalow - một công ty trong lĩnh vực lưu trú; chị Xuân Mai – Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa Bảo tàng Đà Nẵng. Thông qua chương trình, các khách mời đã mang đến những chia sẻ thú vị về quan điểm, kiến thức, kĩ năng và việc ứng dụng văn hóa, văn học trong việc sáng tạo nội dung truyền thông.
So với mọi năm, chương trình tư vấn tuyển sinh năm nay của Khoa Ngữ Văn mang lại nhiều điều mới mẻ, đặc biệt là kiến thức cần thiết cho người tiếp cận công việc truyền thông. Bạn Thái Thành Văn (sinh viên năm 4 ngành Báo chí) chia sẻ: “Tôi thường theo dõi những buổi livestream tuyển sinh của trường nói chung và khoa Ngữ Văn nói riêng, nhưng lần này, tôi cảm thấy buổi livestream có nhiều điều thú vị hơn trước. Bởi chương trình năm nay có thông điệp rõ ràng và rất thiết thực”.
Ngoài những trao đổi, chia sẻ của khách mời, khoa Ngữ Văn còn có đội ngũ giảng viên chuyên phụ trách, giải đáp những thắc mắc của thí sinh, quý phụ huynh kịp thời và chính xác nhất.
Truyền thông và văn hóa, văn học
Hiện nay, sáng tạo nội dung là một trong những công việc không chỉ phục vụ cho công tác truyền thông, quảng bá, mà còn là ngành nghề thu hút sự quan tâm lớn của giới trẻ. Trong đó, sáng tạo nội dung có chứa yếu tố văn hóa, văn học dấy lên như một trào lưu – đa dạng, hấp dẫn, nhưng cũng gây nên nhiều tranh cãi về hình thức và chất lượng. Trong buổi livestream, các khách mời đã đưa ra những quan điểm, bài học ý nghĩa liên quan đến vấn đề này.
Nhiều người thường nghĩ, văn hóa, văn học là những điều xưa cũ, không phù hợp với đời sống hiện đại. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các sản phẩm truyền thông khai thác yếu tố văn hóa, văn học mang lại hiệu ứng tích cực, đã phần nào khẳng định được sức sống mãnh liệt của các yếu tố đó. Chị Xuân Mai – Trưởng phòng quản lý di sản văn hóa Bảo tàng Đà Nẵng chia sẻ: “Các yếu tố văn hóa, văn học mang tính truyền thông rất mạnh mẽ, điển hình có thể kể đến chính là Biti’s, hay các sản phẩm ca nhạc của ca sĩ Hoàng Thùy Linh, Đức Phúc, Hòa Minzy... Trên cơ sở sử dụng những chất liệu ấy, chúng ta có thể thấy những nét văn hóa truyền thống dân tộc có sức sống mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn một số trường hợp cũng sử dụng chất liệu văn hóa, văn học nhưng không phù hợp, gây nên nhiều yếu tố phản cảm”.
v

Theo chị Xuân Mai (ở giữa): “Nếu không tìm hiểu kĩ những chất liệu văn hóa, văn học, chúng ta dễ sa lầy vào sự chiếm dụng văn hóa, kì thị văn hóa và mâu thuẫn văn hóa”.
Để áp dụng các yếu tố văn hóa, văn học vào thực tế một cách hiệu quả, theo chị Mai, điều tiên quyết mà mỗi người làm truyền thông cần nhớ chính là nghiên cứu, tìm hiểu thật kĩ, thật sâu những giá trị văn hóa muốn truyền tải, cẩn trọng đối với những yếu tố văn hóa nhạy cảm. Sáng tạo văn hóa phải dựa trên nền tảng tôn trọng văn hóa".
Cùng chia sẻ về yếu tố quan trọng
này, giúp khai thác văn hóa, văn học hiệu quả trong sáng tạo nội dung truyền thông, chị Kim Trần – Phó phòng Truyền thông Sun World Ba Na Hills nói: “Ngoài những gì bản thân tìm tòi, nghiên cứu "chất liệu", người làm truyền thông cần trau dồi kĩ năng ứng dụng kiến thức vào thực tế để làm nên một sản phẩm chỉn chu, tránh phản cảm”.
 
c
 
“Văn hóa, văn học giống như viên ngọc thô, chúng ta phải là người mài dũa nó thành viên ngọc tỏa sáng nhất, bằng hiểu biết, kĩ năng của mình” – Chị Kim Trần (Ngoài cùng bên phải)
Có thể nói, cơ duyên, ngã rẽ làm truyền thông, hay làm du lịch nó đều xuất phát từ tình yêu  đối với văn hoá, văn học Việt Nam. Là một người làm du lịch, anh Thái Trung Tín - Manager & Co-Founder của công ty Timothe Beach Bungalow - một công ty trong lĩnh vực lưu trú chia sẻ: “Mình là người Việt Nam, dù có đi đâu chăng nữa thì mình phải hiểu và yêu các yếu tố văn hoá, văn học của dân tộc mình. Yêu không cần quá lớn lao, mà yêu từ những điều nhỏ nhặt nhất. Điều đó thể hiện sự tự hào của chúng ta về dân tộc”. Hay Chị Thuỷ Tiên - FPT Software, MC chuyên nghiệp, cựu sinh viên khoa Ngữ Văn khẳng định: “Cơ duyên đến với công việc truyền hình, truyền thông của mình bắt nguồn từ mái nhà chung khoa Ngữ Văn. Bên cạnh những kiến thức, kĩ năng học ở trường, thông qua các cuộc thi do khoa tổ chức, mình có được rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân, công việc như hôm nay”.
Thông qua trao đổi về chủ đề của chương trình, các khách mời đã giúp thí sinh và quý phụ huynh nhận thấy được những thuận lợi của việc đào tạo bài bản về văn hóa, văn học và truyền thông đối với người sáng tạo nội dung trong thời đại kỉ nguyên số. Đây chính là mục tiêu và định hướng mà khoa Ngữ Văn hướng đến trong công tác đào tạo.
Đăng Vinh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây