• <h3>Các thế hệ giảng viên Khoa Ngữ văn tại Lễ kỉ niệm 45 năm thành lập Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng</h3>
  • <h3>Seminar “Các xu hướng báo chí và tin tức trong môi trường số” do Giáo sư Nguyễn Đức An - Giáo sư toàn phần, đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu truyền thông, khoa học, sức khoẻ và dữ liệu, ĐH Bournemouth, Vương Quốc Anh chủ trì.</h3>

Workshop “ĐÔ THỊ VỚI BÁO CHÍ VÀ VĂN CHƯƠNG”

Thứ hai - 05/09/2022 03:31

Workshop “ĐÔ THỊ VỚI BÁO CHÍ VÀ VĂN CHƯƠNG”

Nhân kỉ niệm 90 năm phong trào Thơ mới và Tự Lực văn đoàn (1932 – 2022), Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng vinh dự được giao lưu với PGS.TS Đỗ Lai Thúy (Viện Nhân học Văn hóa) và TS. Đoàn Ánh Dương (Viện Văn học) trong Workshop “Đô thị với báo chí và văn chương”
z3694816378223 6e74a7e377206610412767d07577a3d2
 
Sự thành hình của các đô thị thuộc địa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, tầng lớp thị dân cùng các nhu cầu thông tin giải trí và thưởng thức nghệ thuật của họ, đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của báo chí và văn chương. Nền giáo dục phổ thông Pháp – Việt ra đời theo cùng cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp để thay thế nền giáo dục khoa cử Hán học cũng góp phần quan trọng vào việc tạo ra một thế hệ trí thức văn nghệ sĩ và công chúng nghệ thuật mới. Sau vài mươi năm học hỏi và tìm đường, sự nở rộ của báo chí và xuất bản ở Việt Nam những năm 1930 trở thành tác nhân thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển rực rỡ của nền văn học Việt Nam mới – nền văn học hiện đại được viết bằng chữ quốc ngữ và theo mô hình phương Tây hiện đại. Phong trào Thơ Mới và Tự Lực văn đoàn là các trào lưu và nhóm phái không chỉ tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam giai đoạn này mà còn tỏa bóng ảnh hưởng dài lâu tới lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.
Nhân dịp kỷ niệm 90 năm phong trào Thơ Mới và Tự Lực văn đoàn (1932 - 2022), khoa Ngữ văn - trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng tổ chức tọa đàm ĐÔ THỊ VỚI BÁO CHÍ VÀ VĂN CHƯƠNG vào ngày 9/9/2022, tại phòng Hội thảo A5-105. Khoa Ngữ văn mong muốn thông qua việc lựa chọn và thảo luận về phong trào Thơ Mới và Tự Lực văn đoàn như là hiện tượng biểu thị rõ nhất những biểu hiện của văn hóa nghệ thuật Việt Nam giai đoạn này, workshop sẽ trở thành diễn đàn giúp cho sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh các ngành Ngữ văn và Báo chí lĩnh hội và trao đổi học thuật về:
- Một giai đoạn phát triển mau lẹ với nhiều thành tựu rực rỡ nhất của văn học Việt Nam hiện đại;
- Vai trò, đặc điểm của không gian đô thị và hoạt động báo chí truyền thông với sự hình thành con người cá nhân/ công dân, cũng như tới sự phát triển và hiện đại hóa văn học Việt Nam;
- Tương tác qua lại giữa báo chí, văn học với xã hội cũng như sự kiến tạo xã hội mới từ trong hoạt động của báo chí và văn chương;
- Kinh nghiệm và các bài học mà phong trào Thơ Mới, Tự Lực văn đoàn nói riêng, cũng như báo chí, văn học giai đoạn 1930-1945 nói chung đem lại cho sự phát triển của văn học và xã hội Việt Nam hôm nay;
Workshop có sự tham gia của các diễn giả: PGS.TS. Đỗ Lai Thúy, nhà nghiên cứu hàng đầu về văn hóa và văn học Việt Nam, là tác giả của [Con]Mắt thơ. Phê bình phong cách Thơ Mới (1992, tái bản nhiều lần), một trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất về phong trào Thơ Mới; TS. Đoàn Ánh Dương – nhà nghiên cứu đến từ Viện Văn học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, tác giả của những công trình nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam, và cùng với một số đồng nghiệp, là đồng tác giả của Phong hóa thời hiện đại. Tự Lực văn đoàn trong tình thế thuộc địa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (2020), một công trình nghiên cứu đưa tới những nhận thức cần thiết về các chiều kích mới mẻ của Tự Lực văn đoàn.
Host của chương trình không ai khác chính là TS. Nguyễn Phương Khánh, nữ giảng viên xinh đẹp và tài năng của khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. Nhiều điều đặc biệt như vậy cùng “tập hợp” trong một chương trình, hứa hẹn mang đến cho quý khách mời một buổi trao đổi học thuật thật sự ý nghĩa và bổ ích!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CỰU SINH VIÊN – HỌC VIÊN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây